Lương Giang dạy hội họa cho trẻ tự kỷ

Sáng thứ sáu, Lương Giang có mặt sớm tại phòng tranh ở Trung Kính (Hà Nội). Cô và các trợ lý luôn chân luôn tay sắp xếp các giá vẽ, màu, giấy bút, trải nilon ra sàn... Đúng 9h, những học sinh đầu tiên của lớp xuất hiện. Một cậu bé dáng to cao, vẻ mặt ngây ngô, ngượng nghịu nói: "Con chào cô Giang ạ" rồi ngồi vào giá vẽ, chờ được giao bài tập. Lương Giang đích thân đón từng học sinh vào lớp rồi tranh thủ trò chuyện với các phụ huynh. Cô quan niệm "màn chào hỏi" đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hứng khởi cho các học sinh đặc biệt.

Lớp học mới có thêm Hải - một nam sinh cấp ba. Hải tập vẽ chì một chú chim với nhiều đường nét phức tạp nên liên tục được cô giáo động viên. "Trẻ tự kỷ rất thiệt thòi trong nhận thức và giao tiếp. Mẹ Hải tâm sự ở lớp, em không có bạn, cũng không theo được chương trình học. Em thích hội họa, chỉ tập trung khi cầm bút vẽ", Lương Giang kể. Với những học sinh lần đầu đến lớp như Hải, Lương Giang sẽ giao cho các em một bài kiểm tra. Cô nhận hầu hết học sinh có năng khiếu, đam mê.

Lương Giang miệt mài dạy hội hoạ cho trẻ tự kỷ
 
 
Lương Giang miệt mài dạy hội hoạ cho trẻ tự kỷ

Một số tác phẩm của các em học sinh trong lớp vẽ của Lương Giang. Video: Thanh Thanh.

Quản lý một lớp với gần 20 em, mỗi buổi Lương Giang cần đến bốn, năm trợ giảng. "Để trẻ tự kỷ có thể ngồi tập trung trong một tiếng thực sự là một nhiệm vụ khó khăn", Lương Giang thừa nhận. Thỉnh thoảng, một em chạy khỏi chỗ ngồi hoặc làm đổ màu. Các trợ giảng nhanh chóng ra dỗ dành, thu dọn những bãi chiến trường nhỏ.

Lương Giang khuyến khích người nhà học sinh ở lại hỗ trợ, phòng trường hợp các em "trái tính trái nết" mà các cô không xử lý kịp. Ngồi lặng lẽ trong góc phòng, bác Hiệp (Xuân Đỉnh, Hà Nội) chăm chú nhìn Duy - cháu ngoại 12 tuổi - tập vẽ. Bác Hiệp kể từ ngày theo học lớp cô Lương Giang, Duy có tư duy mỹ thuật, quy củ hơn, biết dùng giấy vẽ, không còn bôi bẩn ra nhà như trước. Chị Ngà (Ngã Tư Sở, Hà Nội) đưa con gái đến học những buổi đầu tiên. Chị nói con gặp nhiều khó khăn khi đi học ở trường, vui vì bé có không gian sáng tạo khi đến lớp.

Hai năm dạy vẽ cho trẻ tự kỷ, Lương Giang gặp nhiều tình huống oái oăm. "Hầu hết học sinh mới vào lớp đều khó bảo. Các em không thèm nghe cũng chẳng thèm nhìn cô giáo nên tôi phải kiên nhẫn khơi gợi sự thích thú ở trẻ". Một hôm, trong lúc lớp đang yên tĩnh, em Vũ (khoảng chín tuổi) lăn ra sàn gào khóc, không cho ai lại gần, khiến Lương Giang và các trợ giảng hoảng sợ. May mắn phụ huynh của bé can thiệp kịp thời, gỡ rối cho các cô giáo. "Chuyện ném bút, ném màu tung tóe xảy ra hàng ngày. Thậm chí nhiều bạn tiện tay thường bôi luôn lên quần áo cô", Lương Giang kể. Lớp học đồng thời là phòng tranh của nữ diễn viên trưng bày nhiều tác phẩm hội họa. Thỉnh thoảng, các học viên đặc biệt cũng bôi bẩn, nghịch, phá các bức tranh, khiến cô phải liên tục sửa sang, phục chế chúng.

Lương Giang bên học trò Trung Hiếu. Ảnh: LG.

Lương Giang bên học trò Trung Hiếu. Ảnh: LG.

Gắn bó trực tiếp với từng học sinh, Lương Giang nhớ rõ tâm tính từng em. Hai năm trước, khi lần đầu đến lớp, Gia Bảo 13 tuổi, không nói chuyện với ai và có nhiều hành động nổi loạn. Buổi học đầu tiên, Gia Bảo không chịu ngồi yên, xé giấy rồi ném. Học được một lúc, cậu ra ngoài hành lang tè bậy. Những buổi sau, Gia Bảo chịu ngồi vẽ nhưng không nghe lời, cô giáo nói vẽ cây thì cậu vẽ người, thường xuyên vẽ ra tường. Mỗi lần đến lớp hay tan học, khi Lương Giang hỏi: "Bảo chào cô Giang chưa nhỉ?", cậu chỉ biết nhắc lại y chang. Đến nay, nhờ sự kiên nhẫn của Lương Giang và gia đình, cậu là một trong hai học sinh xuất sắc của lớp, có tranh được một chủ khách sạn mua và trưng bày. Cậu đã biết nói "Con chào cô Giang ạ" mỗi lần nhìn thấy cô giáo.

Trung Hiếu Công ty dịch thuật Đồng Nai (20 tuổi) nhưng tâm hồn như một đứa trẻ. Trong lớp, Trung Hiếu khá hoạt bát, có tài năng, thường được cùng Lương Giang đi giao lưu ở một số chương trình. Thế nhưng cậu nhiều lúc không kiểm soát được hành vi của mình, không chịu ngồi yên một chỗ, hay ăn vạ. Bù lại, cậu thích trò chuyện, mỗi lần vui lại giơ hai tay lên cao, khua múa loạn xạ.

Thỉnh thoảng, Lương Giang xúc động đặc biệt khi được nghe những câu nói ngắn mà ấm áp từ các học trò: "Con thích cô Giang vì cô có mái tóc dài", "Cô Giang là cô tiên". Không bao giờ quát mắng học sinh nhưng Lương Giang vẫn đặt ra những quy tắc riêng. Sau mỗi buổi, chỉ khi hoàn thành bài tập, các con mới được nhận thưởng.

Hai năm âm thầm dạy vẽ miễn phí cho trẻ tự kỷ, cô không quảng bá rầm rộ nhưng sĩ số lớp ngày một tăng, lên đến gần 20 em, vì các phụ huynh rỉ tai nhau. Cô xúc động kể bé Đạt (khoảng sáu tuổi) nhà ở Ba Vì, cách lớp ba chục cây số nhưng tuần nào cũng được mẹ đưa đi học đều đặn. "Mục tiêu lớn nhất của tôi là các con trở thành họa sĩ, có thể tự nuôi sống bản thân. Nếu không được, tôi cũng coi lớp học như một món quà cho các em bé tự kỷ, để các em có môi trường sinh hoạt, giao lưu và sáng tạo", Lương Giang nói.

Ngoài dạy trẻ tự kỷ, 5 năm nay, cô gác sự nghiệp phim ảnh để tập trung làm giảng viên Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, đồng thời chăm chút phòng tranh riêng. Nữ diễn viên mới tái xuất với vai phụ trong phim Hoa hồng trên ngực trái . Trước đó, diễn viên sinh năm 1986 đóng chính nhiều phim truyền hình như 13 nữ tử tù, Nhà có nhiều cửa sổ, Hoa cỏ may 3 , Ngự lâm không kiếm...

Hà Thu

Nhận xét

Bài đăng phổ biến