'Chiến binh' thúc Trump cứng rắn với Trung Quốc

Trong cuộc họp tại Nhà Trắng hai tuần trước, Navarro, cố vấn thương mại hàng đầu của Trump, cho rằng một thỏa thuận dỡ bỏ thuế với Trung Quốc sẽ khiến nước Mỹ trở nên mềm yếu. Theo ông, những ai tán thành ý tưởng hòa hoãn với Bắc Kinh đều là những "người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa".

Đó là lập luận quen thuộc của quan chức theo đường lối "diều hâu" này, người đã dành ba năm qua để cổ vũ Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Những cảnh báo của Navarro về tham vọng của Trung Quốc và mối đe dọa họ đặt ra với Mỹ đã thúc đẩy Trump sử dụng thuế quan như vũ khí lợi hại để công kích đối thủ, bất chấp sự phản đối của các cố vấn cấp cao khác.

Peter Navarro tại Nhà Trắng ngày 4/3. Ảnh: Reuters.

Peter Navarro tại Nhà Trắng ngày 4/3. Ảnh: Reuters .

Tuy nhiên, trong cuộc họp hai tuần trước, Trump không còn bị thuyết phục bởi quan điểm của Navarro. Khi cuộc bầu cử năm 2020 đang đến gần, Trump bác bỏ những lo ngại của ông, chấp nhận thỏa thuận giai đoạn một , dừng kế hoạch áp thuế mới và giảm thuế với một số mặt hàng Trung Quốc, để đổi lấy cam kết từ Bắc Kinh là mua thêm hàng hóa Mỹ.

"Thỏa thuận với Trung Quốc là một thỏa thuận rất lớn", Trump nói trong một sự kiện tại Nhà Trắng tuần trước. "Và tôi không phải là người theo chủ về công ty dịch thuật Đồng Nai nghĩa toàn cầu hóa".

Trong ba năm qua, Navarro, 70 tuổi, được ví như "chiến binh" trên mặt trận thương mại của Trump. Ông thúc đẩy Tổng thống xé bỏ và viết lại các thỏa thuận thương mại để chúng có lợi hơn cho người Mỹ. Dù là một học giả có ít kinh nghiệm làm việc trong chính phủ hay doanh nghiệp, Navarro đã gây dựng được ảnh hưởng lớn đối với chính sách thương mại của Mỹ khi cổ vũ quan điểm của Trump rằng Trung Quốc "cướp đoạt" kinh tế Mỹ.

Navarro không biết tiếng Trung và chỉ mới thăm nước này hai lần. Ngay cả các đồng nghiệp cũng không thích lập trường gay gắt của ông với Trung Quốc và đôi khi cố gắng chặn Navarro tiếp cận Tổng thống.

Tuy nhiên, quan điểm của Navarro đã có ảnh hưởng sâu sắc, ngay cả những người bất đồng cũng công nhận rằng ông có tầm nhìn xa trông rộng. "Ông ấy hứng nhiều chỉ trích từ những người ủng hộ tự do thương mại trong đảng Cộng hòa, nhưng là một trong những người đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo về Trung Quốc từ nhiều năm trước", Stephen Moore, nhà kinh tế của Heritage Foundation, nói. "Bây giờ nhiều người, bao gồm cả chính tôi, coi các chính sách thương mại của Trung Quốc là thực sự có hại với kinh tế Mỹ".

Trong khi Trump có xu hướng tìm cách giảm bớt căng thẳng với Trung Quốc và hoàn tất những thỏa thuận thương mại cùng Canada, Mexico, Nhật và Hàn Quốc, Navarro lại như một chiến binh tìm kiếm trận chiến mới. Nhiều quan chức "diều hâu" khác của Mỹ cũng cho rằng Bắc Kinh đã nhiều lần thất hứa nên họ khó có lòng tin vào thỏa thuận.

"Tôi hoài nghi về bất kỳ thỏa thuận quan trọng nào", Greg Autry, giáo sư tại Trường Kinh doanh Marshall thuộc Đại học Nam California, từng viết cùng Navarro một cuốn sách về Trung Quốc, nói. "Nếu bạn quan sát người Trung Quốc lâu dài, bạn sẽ thấy họ không tôn trọng thỏa thuận".

Chính lập trường về Trung Quốc là yếu tố giúp Navarro gia nhập nhóm cố vấn thân cận của Trump. Là một giáo sư ngành kinh doanh tại Đại học California, Irvine, Navarro đã 5 lần thất bại trong cuộc đua vào ghế nghị sĩ và thị trưởng. Khi sự nghiệp chính trị không cất cánh, Navarro tiếp tục giảng dạy, viết sách về kinh doanh và đầu tư.

Navarro bắt đầu hoài nghi về Trung Quốc từ những năm 1970, khi ông là một tình nguyện viên của Peace Corps (chương trình tình nguyện của Mỹ) hoạt động ở Thái Lan. Ông đến nhiều nơi ở châu Á và nhận thấy tác động tiêu cực của Trung Quốc đối với kinh tế các nước láng giềng. Ông bắt đầu nghi kỵ về cách hoạt động thương mại của Trung Quốc tác động đến Mỹ sau khi họ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, đặc biệt khi nhiều sinh viên của ông phàn nàn họ bị mất việc do cạnh tranh từ Trung Quốc.

Ông viết một số sách mang quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, trong đó có cuốn "Chết dưới tay Trung Quốc" và "Cuộc chiến sắp tới với Trung Quốc", được Trump năm 2011 liệt kê là một trong những cuốn sách yêu thích.

Trong sách, Navarro và đồng tác giả Autry chỉ trích Trung Quốc vì những hành vi kinh tế bị coi là "vô đạo đức" và sản xuất các sản phẩm nguy hiểm, như quần yếm trẻ em dễ cháy và thuốc Viagra giả. Họ cũng đổ lỗi cho các công ty đa quốc gia như Walmart sử dụng nguồn hàng giá rẻ từ Trung Quốc, khiến các nhà sản xuất Mỹ không thể cạnh tranh.

Quan điểm của Navarro thu hút sự chú ý của Trump. Navarro tham gia chiến dịch tranh cử của Trump với tư cách cố vấn kinh tế vào năm 2016 và nhanh chóng nhận được sự tin tưởng. Tỷ phú gọi Navarro là "anh chàng cứng rắn với Trung Quốc của tôi".

Navarro vẽ biểu đồ liệt kê các hành vi, chính sách và hoạt động kinh tế đáng lo ngại của Trung Quốc, bao gồm tội phạm mạng và trộm cắp tài sản trí tuệ Mỹ. Ông cảnh báo Trump rằng Trung Quốc luôn thất hứa và không chịu thay đổi hành vi. Ông nói thuế quan là cách hiệu quả nhất để buộc Bắc Kinh thay đổi.

Năm 2018, tầm nhìn đối đầu của Navarro với Trung Quốc được hiện thực hóa bằng lệnh áp thuế của Trump. Mức thuế 25% đối với 34 tỷ USD hàng Trung Quốc vào tháng 7/2018 nhanh chóng leo thang thành thuế đối với 360 tỷ USD sản phẩm và lời đe dọa đánh thuế gần như mọi hàng hóa Trung Quốc.

Áp lực kinh tế đã khiến Bắc Kinh ngồi vào bàn đàm phán. Cuối năm nay, Trump chấp nhận giảm căng thẳng với thỏa thuận giai đoạn một, đồng ý giảm một số thuế, hủy kế hoạch áp thuế mới để đổi lấy việc Trung Quốc mua thêm nông sản và các công ty Mỹ được tiếp cận nhiều hơn thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, thỏa thuận không đòi hỏi thay đổi cấu trúc lớn nào từ Trung Quốc - điều Navarro đã cố gắng thúc đẩy. Trump nói rằng những điều đó sẽ được giải quyết trong các cuộc đàm phán tương lai.

Nhưng Navarro vẫn nỗ lực tìm các cách khác để kiềm chế sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Mỹ đã rút khỏi hiệp ước bưu chính toàn cầu, vốn cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc vận chuyển các bưu kiện quốc tế với mức giá rẻ hơn nhiều so với Mỹ.

Ông thúc đẩy kiểm tra gắt gao hơn kiện hàng của Trung Quốc ở các cảng để truy quét hàng giả và tham gia dự án hồi sinh các nhà máy đóng tàu Mỹ. Đầu năm nay, khi các giám đốc điều hành của công ty dịch vụ hàng hải Crowley Maritime nói với Navarro rằng hải quân đang trong quá trình mua một tàu vận tải từ Trung Quốc, Navarro đã can thiệp để "đánh chìm" thương vụ.

"Triết lý của tôi trong cuộc sống và công việc là cần tính trước tình hình, dự đoán những vấn đề mà Tổng thống sẽ muốn xử lý và giải quyết chúng", Navarro nói.

Phương Vũ (Theo NYTimes )

Nhận xét

Bài đăng phổ biến