Phấn đấu đến năm 2020 có trên 90% người dân tham gia BHYT

Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tích cực; đồng thời đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn quốc có trên 90% người dân tham gia BHYT.

Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến hết năm 2018, toàn quốc có trên 83,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 88,5% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg là 3,3%; vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13 giao (đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT). Đặc biệt, trong số đối tượng tham BHYT, người tham gia theo hộ gia đình là 15,7 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với năm 2017.

Năm 2019, ước tính toàn quốc có khoảng 85 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg là 1,7%; vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13 giao.

Trong năm 2018, Chính phủ đã sử dụng khoảng 31.140 tỷ đồng, năm 2019 sử dụng khoảng 32.300 tỷ đồng chi sự nghiệp y tế để hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách tham gia BHYT góp phần đạt tỷ lệ bao phủ 89,6% dân số tham gia BHYT đến tháng 8/2019.

Năm 2019 ước tính toàn quốc có khoảng 8,5 triệu người tham gia BHYT.

Năm 2019 ước tính toàn quốc có khoảng 8,5 triệu người tham gia BHYT.

Quyền lợi của người người bệnh có thẻ BHYT được nâng lên rõ rệt vì không phải trả thêm hoặc tự mua một số thuốc, vật tư mà trước đây giá thấp người bệnh phải tự mua hoặc phải trả thêm do Quỹ BHYT không thanh toán.

Bên cạnh đó, tính đến năm 2018, cả nước có khoảng 240 cơ sở y tế tự bảo đảm chi hoạt động thường xuyên; 1.250 đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên. Các địa phương cũng thực hiện giảm cấp chi lương từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế. Số liệu thống kê chưa đầy dịch thuật chuyên nghiệp điện biên đủ của 55 tỉnh, thành phố cho thấy, năm 2018, ngân sách cấp cho các bệnh viện đã giảm khoảng 8.947 tỷ đồng so với năm 2015, góp phần từng bước thực hiện chủ trương chuyển ngân sách cấp trực tiếp cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT.

Năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu có trên 90% dân số tham gia BHYT. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ xác định rõ nhiệm vụ: Tập trung phát triển BHYT; triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ liệu trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia và hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT; đổi mới cơ chế tài chính và phương thức thanh toán trong lĩnh vực BHYT.

Đồng thời, Chính phủ kiến nghị:

Đối với Quốc hội: Đưa nội dung ưu tiên đầu tư cho các trạm y tế xã vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn vào Nghị quyết về kinh tế xã hội, dự toán ngân sách năm 2020, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 để các tỉnh ưu tiên ngân sách địa phương, các nguồn tăng thu đầu tư cho các trạm y tế xã. Xem xét cân đối đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 cho Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn ADB, cho Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế cơ sở vay vốn WB để có thể thực hiện ngay trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

Đề nghị Quốc hội chỉ đạo các địa phương: Triển khai các giải pháp để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã được Thủ tướng giao; bảo đảm ngân sách mua thẻ BHYT cho các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ 100%, ưu tiên bố trí ngân sách để hỗ trợ hộ gia đình cận nghèo, hộ có thu nhập trung bình tham gia BHYT; thúc đẩy bao phủ BHYT với học sinh, sinh viên; bố trí nguồn ngân sách địa phương thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội, ưu tiên đầu tư cho các trạm y tế xã và tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực y tế.

Đối với các cơ quan của Quốc hội: Tăng cường giám sát việc tuân thủ, thực hiện chính sách pháp luật về khám chữa bệnh và BHYT, quan tâm đến địa phương có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp.

Các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội: Tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách nhằm mở rộng bao phủ BHYT, đầu tư của ngân sách nhà nước cho y tế; đề nghị các địa phương tăng cường đầu tư ngân sách cho việc thực hiện chính sách, pháp luật về KCB và BHYT, nhất là đầu tư cho trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Lê Minh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến