Cải cách giáo dục qua con mắt của một công dân

Vị “công dân” ấy là anh bạn thân thời chăn trâu cắt cỏ của tôi. Tên anh là Việt An. Chúng tôi cùng quê, cùng học rồi cùng trong đội tuyển học sinh giỏi văn. Lớn lên, mỗi đứa một ngả. Nhưng rồi chính những câu chuyện phiếm bàn về giáo dục lại dẫn chúng tôi đến với nhau. Việt An gửi đến tôi một bình luận khá dài. Câu chuyện anh bàn cũng chỉ xoay quanh việc cải cách giáo dục. Ý kiến Việt An khá sắc sảo. Nhiều vấn đề anh đưa ra rất đáng để chúng ta suy nghĩ.

Cứ như lời Việt An thì nhiều triệu USD từ ngân sách đã được chi cho công cuộc “Cải cách giáo dục”, nhưng càng cải cách, lại càng rối. Cái “được” nhất của công cuộc cải cách này là bán sách giáo khoa (SGK)!? SGK được sửa đổi liên tục từ nhiều năm qua, đồng nghĩa với việc thay đổi chương trình dạy và học. SGK của năm trước không dùng được cho năm sau, gây ra sự lãng phí khổng lồ cho xã hội. Người hưởng lợi từ sự lãng phí đó chính là các nhà xuất bản được độc quyền in và bán SGK.

Chương trình vừa sức, học đâu hiểu đấy, sẽ tốt hơn rất nhiều một chương trình nặng nề.

Chương trình vừa sức, học đâu hiểu đấy, sẽ tốt hơn rất nhiều một chương trình nặng nề.

Sau nhiều lần biên soạn, hiệu chỉnh... nội dung SGK vẫn rối rắm, nặng nề và sai sót khá nhiều về kiến thức. Nếu phải đính chính SGK có lẽ phải xuất bản một cuốn sách khác chỉ để... đính chính. Hàng trăm tỉ, hàng ngàn tỉ đồng và hơn nữa được chi cho việc biên soạn SGK đã bị lãng phí. Hình như biên soạn SGK chỉ là cái cớ để lấy tiền ngân sách, thu lợi cho một nhóm người, còn việc biên soạn chỉ làm qua quýt? Sự yếu kém của một nền giáo dục, trước hết xuất phát từ sự yếu kém trong biên soạn SGK và xây dựng chương trình dạy học.

Ở nước ta, thầy cô giáo phải liên tục chạy theo chương trình sửa đổi. Mỗi lần sửa đổi là mỗi lần tập huấn. Tiền bạc, thời gian, sức lao động bị lãng phí không nhỏ. Việc xào xáo kiến thức đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng giảng dạy, gây ức chế cho thầy, trò và cả xã hội. Vậy có cần cải cách giáo dục không? Rất cần! Quan trọng là cải cách như thế nào?

Trước hết cần có tiêu chí, mục tiêu rõ ràng cho từng bậc học. Cải cách phải bắt đầu từ bậc phổ thông, mà trước nhất là từ bậc tiểu học. Cụ thể là phải từ lớp 1 của bậc tiểu học. Bậc tiểu dịch thuật chuyên nghiệp điện biên học là bậc quan trọng nhất của việc giáo dục. Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở phần dưới của bài viết.

Trước khi bàn sâu hơn, chúng ta hãy đặt câu hỏi: Thế nào là giáo dục phổ thông? Theo ý kiến cá nhân, tôi cho rằng giáo dục phổ thông là giáo dục cho học sinh những kiến thức phổ thông cần thiết nhất, để làm một công dân trong một đất nước cụ thể. Tùy theo sự phát triển của đất nước mà yêu cầu của giáo dục phổ thông có thay đổi, nhưng nó luôn phải mang đúng ý nghĩa của hai từ “phổ thông”. Nghĩa là chương trình không nặng nề về học thuật. Ngoài các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, cần chú trọng giáo dục kiến thức nhân văn, lịch sử, hiểu biết cơ bản về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của một công dân trước xã hội. Chương trình học bậc phổ thông của chúng ta vừa thừa nặng nề, lại vừa thiếu. Cái thừa chính là cái lãng phí. Hình như các nhà biên soạn SGK, ai cũng nghĩ học sinh chỉ học mỗi môn của mình, nên nhét vào đó đủ thứ cao siêu rối rắm. Có nhiều kiến thức, học sinh chỉ biết học thuộc cho qua, mà không cần hiểu. Học xong là không cần nhớ. Vậy mà cả thầy lẫn trò phải vật lộn với cái không cần nhớ ấy. Quả là một sự hoang phí. Chương trình học quá nặng cũng là sự lãng phí, vì nó không hữu ích.

Mặt khác, các kiến thức không gắn với thực tế cuộc sống, cũng chỉ là kiến thức chết. Học sinh học mà không biết học kiến thức đó để làm gì? Hiện nay, chương trình toán cao cấp được đưa vào giảng dạy ở bậc phổ thông trung học. Khi thi đại học chỉ khoảng 5% số học sinh thi đậu và theo học một ngành kỹ thuật. Đó là số học sinh thực sự cần kiến thức toán cao cấp khi học ở bậc đại học. Số còn lại theo học ngành khác hoặc không vào được đại học, không cần kiến thức toán cao cấp. Như vậy chúng ta đã lãng phí khi bắt 95% còn lại mất thời gian vô ích để học toán cao cấp. Đi theo đó là bao nhiêu thầy cô phải đứng lớp dạy môn toán này. Việc đưa toán cao cấp vào chương trình phổ thông làm học sinh quá tải. Đó chính là sự phi lý. Nên chăng để toán cao cấp dạy ở các trường đại học kỹ thuật. Khi chương trình đã quá tải, thầy cô có cố nhồi nhét, học sinh cũng không thể hiểu bài tại lớp, nói gì đến chuyện tự học mà hiểu được. Vậy là phải học thêm, hệ lụy tất yếu của một chương trình học quá nặng. Ở đây chưa nói đến một số thầy cô lấy việc dạy thêm để cải thiện thu nhập, làm cho giờ dạy chính khóa càng kém chất lượng.

Chương trình vừa sức, học đâu hiểu đấy, sẽ tốt hơn rất nhiều một chương trình nặng nề, có nhiều kiến thức chỉ nhớ máy móc, rồi quên ngay sau khi thi xong. Ở một số nước, bậc phổ thông có dạy môn toán cao cấp, nhưng tách ra một học phần riêng. Ai có nhu cầu thì học và tín chỉ toán cao cấp sẽ được chuyển lên tính cho bậc đại học. Như vậy phần toán cao cấp không phải là phần học bắt buộc đối với đa số học sinh trung học.

(Mời xem tiếp Kỳ 2 trên SK&ĐS số 160, ra ngày 7/10/2019)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến