Quốc hội tiếp tục thảo luận kinh tế xã hội

Hôm nay (31/10), Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ 2, thảo luận về kinh tế xã hội, ngân sách 2019 và kế hoạch năm Dịch thuật tại Ninh Bình 2020.

Theo chương trình, 66 đại biểu đăng ký phát biểu ý kiến. Bốn thành viên Chính phủ, gồm Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ trưởng Văn hoá, thể thao và du lịch sẽ giải trình thêm các vấn đề đại biểu đặt câu hỏi, quan tâm.

Ở ngày thảo luận đầu tiên, đa số các đại biểu đồng tình với báo cáo Chính phủ về kinh tế xã hội, khi chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2019 sẽ đạt 6,8%. Nhưng bối cảnh năm 2020 dự báo khó khăn hơn khi chủ nghĩa bảo hộ, rủi ro thương mại gia tăng. Do đó, mục tiêu tăng trưởng 2020 Chính phủ đưa ra là 6,8%, đại biểu nhận xét sẽ "rất gian nan".

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 14. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 14. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Ông Hoàng Quang Hàm - Uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách nói, Việt Nam vẫn là quốc gia thu nhập thấp, chưa "hoá rồng, hoá hổ". Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân Việt Nam khoảng 7% mỗi năm, nhưng xét về số tuyệt đối thì khoảng cách ngày càng xa với thế giới. Ông dẫn số liệu cho thấy, cách đây 30 năm, GDP bình quân đầu người Việt Nam là 100 USD thì thế giới ở mức 4.000 USD. Năm 2017, Việt Nam khoảng 2.385 USD thì thế giới là 10.700 USD.

Đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là 2.590 USD, thế giới đã hơn 11.000 USD. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam thua thế giới gần 8.400 USD.

"Việt Nam đi được nhiều bước, có lúc tăng trưởng cao thuộc top đầu khu vực, nhưng là bước ngắn nên vẫn tụt hậu so với nhiều nước, họ dù đi chậm lại bước dài hơn", ông Hàm nhận xét.

Các đại biểu Quốc hội góp ý Chính phủ cần có giải pháp căn cơ và đồng bộ trong tất cả lĩnh vực, chứ không đơn thuần là "tăng cường, đảm bảo, đôn đốc". Bởi nếu không cải cách mạnh mẽ Việt Nam có thể tụt lại phía sau.

Anh Minh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến