Tiêu chảy do thuốc trị tiểu đường, có phải ngưng dùng?

Có phải do tôi không hợp với thuốc nên mới gây tiêu chảy? Tôi nên ứng phó với tình trạng này như thế nào, có nên ngừng thuốc không?

Trần Thanh Lê (Bắc Giang)

Khi đã áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý mà vẫn không kiểm soát được đường huyết bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc, một trong những thuốc đó là rosiglitazol. Đây là thuốc trị ĐTĐ thuộc nhóm thiazolidindion, có tác dụng cải thiện sự nhạy cảm của insulin với tế bào đích, do đó cải thiện được sự kiểm soát đường huyết; thuốc làm giảm đường huyết cả lúc đói, cả sau khi ăn ở người bệnh ĐTĐ týp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin). Tuy nhiên khi dùng thuốc này hay gặp một số bất lợi như: tăng cân, nhức đầu, chóng mặt, đau mình, mệt mỏi, viêm đường hô hấp trên (viêm xoang), tiêu chảy, tổn thương tế bào gan (hiếm gặp)... Như vậy tiêu chảy là một trong tác dụng phụ thường gặp của thuốc này. Rất may là các bất lợi trên thường nhẹ và giảm dần rồi mất đi trong quá trình điều trị. Rất ít trường hợp nặng cần phải ngừng dùng thuốc. Riêng tổn thương gan đã có những trường hợp không hồi phục, vì vậy, cần xét nghiệm chức năng gan trước khi dịch thuật sóc trăng midtrans điều trị và theo dõi chức năng gan trong quá trình điều trị. Khi thấy phát triển bệnh gan và vàng da cần phải ngừng thuốc.

Trong trường hợp của bạn, cần theo dõi tình trạng tiêu chảy của mình. Nếu tình trạng này giảm dần rồi hết, bạn cứ yên tâm dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Và người bệnh nên nhớ rằng, điều trị ĐTĐ týp 2, bên cạnh việc dùng thuốc phải kết hợp với ăn uống hợp lý, giảm thể trọng và tập luyện đều đặn mới đạt hiệu quả chữa bệnh. Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài và trở nên nặng nề… bạn cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để được xử lý, điều chỉnh thích hợp, hoặc có thể thay bằng thuốc trị tiểu đường khác nếu bác sĩ thấy cần thiết; không nên tự ý ngừng thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ.

DS. Trần Thị An

Nhận xét

Bài đăng phổ biến