Ngư dân được mùa ruốc biển

Ba ngày nay, khu vực biển gần cửa Thuận An, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà tấp nập tàu thuyền đánh bắt ruốc biển. Từ sáng sớm, ngư dân ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, sử dụng thuyền nan tre dùng hai cây gỗ cột lưới mắt nhỏ tạo thành một chiếc vợt tam giác lớn để xúc ruốc. Thấy luồng ruốc biển nào dày đặc, ngư dân sẽ hạ vợt xuống để xúc đưa lên thuyền. Trung bình, mỗi buổi sáng một thuyền xúc được 1- 2 tạ ruốc.

Năm nay ruốc vào dày đặc gần bờ biển, nhiều thuyền huy động hơn chục ngư dân để kéo lưới mắt nhỏ dài hàng trăm mét vây bắt ruốc.

Trong khi đó, nhiều ngư dân ở xã Hải Dương, thị xã Hương Trà chọn đánh bắt ruốc thủ công bằng cách bủa lưới mắc nhỏ.

Ông Hồ Văn Củ (70 tuổi, xã Hải Dương) dùng lưới mắt nhỏ dài khoảng 20 m, có túi dài khoảng 5 m để đánh bắt ruốc. Hơn hai giờ lội biển kéo lưới, ông Củ và người hàng xóm kéo được hơn một tạ ruốc.

Người dân địa phương thường gọi ruốc biển là khuyết, tép biển. Khi ruốc biển xuất hiện, người dân hiểu rằng mùa đánh bắt cá nục, cá trích, mực cơm đã đến.

Sau khoảng 10 phút kéo lưới dọc bờ, hai ngư dân ở xã Hải Dương nở nụ cười hạnh phúc khi trúng luồng ruốc biển vài chục kg. Ruốc tươi được ngư dân bán cho thương lái 10.000 đồng/kg, ruốc khô 150.000 đồng/kg.

Ruốc biển kéo khu vực gần bờ thường có nhiều cát sạn, rong rêu nên người dân phải lượm vứt bỏ.

Tận dụng trời nắng gắt, ông Võ Tô (60 tuổi, xã Hải Dương) trải tấm bạt ngay trên bãi Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog biển để phơi ruốc vừa đánh bắt được.

"Ruốc nhiều quá gánh qua độn cát cũng không xuể nên tôi phơi ở đây luôn cho khỏe, chiều ruốc khô đem vào nhà cho tiện. Với trời nắng gắt thế này, chỉ cần phơi một ngày là ruốc sẽ khô", ông Tô nói.

Ruốc biển đánh bắt được rửa sạch, lượm hết rong rêu để làm nước mắm hoặc ruốc đặc. Nước mắm ruốc thường được bán 100.000 -120.000 đồng/lít.

Ruốc tươi thường được người dân địa phương nấu cháo hoặc xào ăn kèm với cải non, xà lách.

Ngư dân đánh bắt ruốc biển
 
 
Ngư dân đánh bắt ruốc biển

Võ Thạnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến